Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

Bài viết của chunjunxo trên diễn đàn F319 ngày 30/7/2010
Anh em còn nhớ ngày 21-05-2010, ngày thứ 6 đen tối của TTCK VN, ngày mà HA vừa mở mắt đã giảm 12 điểm, HO đóng cửa giảm 20 điểm, ngày mà bên bán chất lệnh bán sàn như núi, cha con bỏ chạy mất dép, chẳng ma nào dám mua....ngày mà chim nhợn bay rộp trời chiều u ám, ngày tang tóc của TTCK VN, mùi tử khí theo gió bay khắp hang cùng ngõ hẻm, tiếng khóc ai oán thê lương vang lên trong đêm tối...từng đàn kền kền rỉa xác miệt mài trong bóng đêm....
...................................Thời gian như ngừng trôi, nặng nề.....
48 giờ sau.......
Ngày Thứ 2, 24-05-2010, 8H30 HA mở cửa trước, cha con lại tranh nhau chất lệnh bán sàn như núi, vì ai cũng muốn thoát ra khỏi cái biển lửa này càng sớm càng tốt...5...10 phút trôi qua...cũng chưa thấy một một tia sáng mong manh nào cuối đường hầm....
10-15.....Phút lại trôi qua...Có vài đội quyết khởi nghĩa dù biết rằng có thể dìm trong biển máu, một vài mã bắt đầu có tín hiệu vét sàn,...số mã bị vét sàn bắt đầu tăng lên và cạn nguồn cung giá sàn....MÙI TANH TƯỞI CỦA TIỀN LAN TỎA khắp các sàn ck, trên các tòa cao ốc văn phòng, trong 1 góc xó xỉnh nào đó mà những con nghiện đang ôm cái laptop, Mobile....

Phút thứ 29 của trận đấu TÈO BANG và UPBANG....trên sân HA..... .. cả nước Tây Ban Nha ghi bàn khi tiền đạo PVA ghi bàn thắng quý hơn 1000 tấn kim cương vào lưới đội tuyển Hà Lan ở phút thứ 112 của hiệp phụ thứ 2....Không ! Chính xác là phút thứ 29 của trận đấu....tiền đạo PVA hốt hết 500k giá sàn...rồi hốt qua giá sàn 100-200.......300.......500..........1000........1500. ........4100 và đóng lệnh 1.200.000 ngay tại góc chữ A - tọa độ 59.9 - 63 phần sân bên cánh trái !
Chiến thằng từ các chiến trường SIÊU LÀM GIÁ: PVA - PVE - PVC - VMG - PDC - DCS - SHN.... đã mở màn cho chiến dịch mùa hè lịch sử năm 2010.....
Vina Phone, Mobile Phone, Viettel cuối ngày hôm đó thống kê được rằng có 1,8 tỷ cuộc gọi từ các con nghiện ck thông báo tình hình chiến sự cho nhau không thốt nên lời, tất cả đều nghẹn ngào.....Chỉ trừ....
.................................................. .............

Một số thế lực ma quỷ mượn hàng oánh xuống đang ôm mặt khóc nức nhở như mưa nhưa gió....Thôi thì ở ác đành phải nhận lấy hậu quả thôi.....
Sáng giờ trong đầu em cứ luẩn quẩn 1 câu hỏi không lời giải đáp: Vô số con lởm mới hôm qua, hôm kia còn CHẤT BÁN SÀN NHƯ NÚI CHẲNG MA NÀO THÈM MUA, tất cả đều bỏ chạy mất dép, hôm nay lại chất trần dư mua hàng trăm ngàn thậm chí hàng triệu? Vậy số hàng hôm qua tranh nhau bán đâu rồi? hôm qua, hôm kia ai mua? ai bán? hôm nay ai mua? ai bán? AI ĐANG ĐIỀU KHIỂN CUỘC CHƠI NÀY? HÔM NAY ỦN LÊN ĐỂ XẢ hay hôm qua, hôm kia qua ĐẠP SÀN ĐỂ GOM? Trà lời em đi anh?
Bài viết hay, nhưng hay nhất là câu hỏi cuối bài, đọc xong muốn xóa ngay cái mục "Phím hàng".


Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

Bản tin T+4 (tổng kết tuần 29/30)

Tuần 29 và 30 là 2 tuần đáng buồn đối với TT chứng khoán Việt nam, VNI gần như đã check lại ngưỡng hỗ trợ 480 một lần nữa trong khi TT chứng khoán thế giới đặc biệt là châu Á có những phiên tăng điểm mạnh mẽ. Hầu hết các mã đề cử trong tuần 29 đã bị thua lỗ. Nhưng không phải như thế là trong Tuần 30 chúng ta không có những cổ phiếu có thể chơi được T+4.
1. LUT (26%)
2. HPS (19.5%)
3. NGC (14.75%)
4. PSC (13.74%)
5. VC7 (13.39%)
(Nguồn http://www.sieucophieu.com)

Ngoài ra SJ1/SKS/SME cũng ăn được > 10%, LO5/AAA/RHC/BHC/VNH/KSB/VFR cũng được 8-9%. 2 ngày cuối tuần 30 TT có những tín hiệu tích cực, BLc tăng điểm, lực cầu bắt đáy mạnh hơn, tôi tin chắc rằng Tuần 31 sẽ có những mã T+4 tốt hơn tuần 30 rất nhiều.

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

Mua gì bán gì

Hai tuần vừa qua là hai tuần buồn, hầu hết các cổ phiếu đều giảm giá mạnh, VNI có xu hướng check lại ngưỡng hỗ trợ mạnh 480. Hãy đừng bi quan, mặc dù chứng khoán Việt nam đi ngược dòng với chứng khoán thế giới trong ngắn hạn, đây là cơ hội để nhìn nhận lại danh mục đầu tư của mình. Hãy nhớ lại lần trước VNi check 480, tôi thấy một tín hiệu tích cực là nhiều cổ phiếu đã định hình ở một mức giá mới cao hơn, hãy làm một phép so sánh, ta sẽ biết được những cổ phiếu nào nên giữ lại, những cổ phiếu nào nên bán đi để cơ cấu vào những cổ phiếu tốt hơn. Tôi tin là những cp nào đã tăng giá so với lúc VNI ở 480 lần trước sẽ tăng giá mạnh.

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

Đội lái: Nan giải thoát hàng

Mua cổ phiếu đã khó nhưng bán cổ phiếu còn khó hơn rất nhiều. Điều này đúng không chỉ với các nhà đầu tư mà còn đúng với các đội lái. Với những cổ phiếu đã được nhiều người quan tâm, pr tốt, thông tin khủng thì khá dễ dàng nhưng với những cổ phiếu mùa vụ hoặc ít người biết tới hoặc chỉ số cơ bản không tốt thì ... đội lái cũng kẹp. Đây là những cổ phiếu phụ thuộc hoàn toàn vào đội lái, thông tin tốt không đủ hấp dẫn nhà đầu tư, pr kém..v.v Rất dễ nhận dạng những cổ phiếu loại này, đội lái chỉ cần buông 1 hôm là sàn, đây chính là nguyên nhân cổ phiếu không được đánh lên mạnh mặc dù đội lái đã gom đủ hàng. Những cổ phiếu này cần có thêm thời gian để thu hút các nhà đầu tư mới, thời gian là bao lâu thì có ma biết.

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

Những chiêu làm giá mới

Các đội làm giá thay vì chỉ biết đến lợi nhuận cho mình đã chia sẻ lợi ích cho các đối tác nhiều hơn. NĐT cá nhân hiện nay cũng có cái nhìn khác đối với CP bị làm giá.
Những kiểu làm giá thô sơ như việc gom mua, đánh lên như BMC, TCT hay LBM trước đây đã không còn, thay vào đó là những chiêu thức tinh vi hơn.
Buôn có bạn, bán có phường
Để CP thu hút được NĐT cá nhân hiện nay phải thỏa mãn ít nhất 3 tiêu chí theo thứ tự sau: yếu tố đầu cơ, thanh khoản và thông tin. Hai tiêu chí sau chính là biểu hiện cho sự “khó tính” của NĐT cá nhân trong thời điểm hiện nay cũng như vai trò chủ động trong việc tiếp cận CP.
Mở rộng hợp tác
Một số NĐT sử dụng phân tích kỹ thuật đã phải thừa nhận việc ngồi nhà theo dõi biểu đồ, từ đó ra quyết định đầu tư đang ngày càng kém hiệu quả vì khi một thông tin xấu bất ngờ xuất hiện diễn biến giá CP có thể thay đổi 180 độ. Thay vào đó, NĐT hiện nay có xu hướng bắt tay chia sẻ thông tin cùng nhau, và kết quả là sự nở rộ các nhóm NĐT trên các diễn đàn với mục tiêu cuối cùng là “phím hàng”, “check thông tin”. Nhận thông tin mật qua SMS, email cũng không còn là đặc quyền dành riêng cho NĐT VIP mà được mở rộng thêm cho nhiều NĐT khác. Làm giá CP từ việc chỉ có "đội lái" và doanh nghiệp (DN) thì nay có thêm cả NĐT VIP. Trong các đợt làm giá, ngoài vai trò chủ chốt của “đội lái”, các NĐT VIP cũng được tham gia nhiều hơn. Sau khi thỏa thuận với DN về cách thức ra thông tin như thế nào, “đội lái” sẽ được DN bán cho một lượng CP để tiến hành đẩy giá. Lượng CP này sẽ tiếp tục được bán cho một nhóm NĐT VIP để tranh thủ nguồn lực đẩy giá. Việc phân tán CP này có thể dẫn đến một ai đó chốt lời trước khiến cho kế hoạch bị đổ bể, nhưng hiếm khi xảy ra vì làm như vậy sẽ bị tẩy chay không thương tiếc và lần sau không thể tham gia đẩy giá CP khác. Ở đây, các NĐT VIP với quan hệ của mình, cũng có thể kêu gọi các chiến hữu cùng tham gia đẩy giá CP, như vậy nguồn lực sẽ tăng lên nhiều lần. Đứng trên góc độ của một NĐT thông thường, nếu nghe thông tin CP được đánh lên từ một đội “lạ hoắc” nào đó sẽ không thể có tác dụng bằng việc biết được CP đó do người quen của mình trực tiếp đẩy giá. Lập luận được đưa ra: Chẳng lẽ người quen với mình lại nói xạo? Thực tế đã có không ít người phải lãnh quả đắng. Đã từng có những trường hợp người từ trong DN bắn tin cho người quen sẽ đánh CP từ 3.0 lên 4.0 nhưng rốt cuộc CP lại giảm xuống 2.0. Nhiều NĐT tưởng rằng mình được tham gia đẩy giá CP nhưng thực chất chỉ là con tốt trong tay các “đội lái” để nhử các NĐT khác.
Có gan phải kiên nhẫn
Sau khi NĐT nhận được thông tin về CP nào đó sẽ được làm giá, yếu tố tiếp theo sẽ là theo dõi KLGD của CP đó như thế nào, con số chấp nhận được phải là 100.000 CP/phiên. Đối với những NĐT nhận được thông tin sớm, đôi khi CP chỉ mới khớp 20.000-30.000 đơn vị/phiên sẽ theo dõi thêm, nếu con số này tăng nữa dấu hiệu cho thấy CP đã được tạo thanh khoản và yên tâm mua vào. Đây cũng chính là kịch bản lý tưởng cho một CP được đánh lên, chỉ cần thanh khoản tốt CP dù không tăng hoặc giảm giá, cũng có thể bán ra hoặc cắt lỗ an toàn. Nhiều NĐT đã đủ khả năng nhận ra việc CP có dấu hiệu tạo thanh khoản, nên thông thường quá trình này diễn ra khá lâu để “giống thật”. Nhiều người vì biết tin sớm quá đã mất kiên nhẫn, khi vừa bán ra CP lại tăng giá. GGG (Ô tô Giải Phóng) có thể xem là điển hình cho việc được nâng cấp thanh khoản, hiện nay mỗi ngày CP này khớp từ 200.000-300.000 CP trong khi quý I chỉ là vài chục nghìn. Hoặc như trường hợp của TST (Dịch vụ kỹ thuật viễn thông) trước mỗi đợt tăng giá thường có KLGD tăng mạnh. SJM (Sông Đà 19) những ngày qua tăng khá mạnh với KLGD vài trăm nghìn CP mỗi phiên nhưng cách đây 1 tháng CP này có những phiên khớp chưa đến 10.000 CP. Ngoài những thông tin theo kiểu không chính thống như CP sắp được đánh lên, sắp có tin “khủng” thì yếu tố thông tin chính thống cũng được chú trọng không kém. Các thông tin này sẽ do các CTCK cung cấp thông qua các buổi hội thảo và báo cáo. Năm 2009, chỉ cần CTCK phát hành báo cáo NĐT tự hiểu có khả năng, được đánh lên. Nhưng với việc rất nhiều CTCK tham gia làm báo cáo, NĐT đã chọn lựa kỹ càng hơn. Đã từng có trường hợp NĐT sau khi đọc báo cáo phân tích về một DN tiềm năng thay vì tiếp tục mua vào lại đem bán ra vì chất lượng báo cáo quá kém, không nêu được ưu điểm của DN. Một yếu tố khác mặc dù đơn giản nhưng cũng không kém phần quan trọng chính là P/E của CP. Lập luận của các NĐT khi chọn CP có P/E thấp là nếu có giảm cũng không giảm quá sâu. Và bản thân các đội làm giá cũng đang hướng đến những CP có P/E thấp để tạo cảm giác cho NĐT rằng “CP giá còn rẻ, còn tăng”.
“Đội lái” và những cuộc chiến
Một nhóm NĐT hoặc các tổ chức hợp tác với nhau có khả năng tác động đến giá CP có thể xem là một “đội lái”. Vị thế của các “đội lái” được phân chia theo tầm ảnh hưởng trên thị trường, mối quan hệ và nguồn vốn. Chính vì vậy để khẳng định tên tuổi cũng như dằn mặt đối thủ cạnh tranh, đã xảy ra không ít cuộc chiến giữa các "đội lái".
Ứng biến linh hoạt
Những NĐT có kinh nghiệm đều nhận xét: So với trước, các “đội lái” hiện giờ có kế hoạch bài bản hơn, thậm chí còn có cả kế hoạch B nếu kế hoạch A đổ bể. Các “đội lái” biết PR, tạo dựng uy tín cho mình, thường gửi tin nhắn hoặc gọi điện cho NĐT với nội dung gây sốc như: “5 phút nữa tăng trần”, “Đầu giá sàn cứ mua, cuối phiên sẽ trần”, hoặc “Anh muốn mua bao nhiêu để mai em đẩy hàng ra?”. Chỉ vài lần như vậy, NĐT cá nhân sẽ bị thu phục trước cách thể hiện có vẻ “anh cả” của “đội lái”. Rủi ro lớn nhất đối với các “đội lái” trước đây chính là diễn biến thất thường của thị trường chung, nhưng hiện nay các đội này cũng đã tìm ra được cách khắc chế. Thay vì đánh CP tăng nóng, tại những thời điểm thị trường lình xình các “đội lái” sẽ chủ động cho CP đi ngang để tạo ra tâm lý CP được giữ giá. Khi một mặt bằng giá mới đã được tạo thành, nếu thị trường chung diễn biến tiêu cực, CP cũng giảm không quá sâu. Như trường hợp CP S. được đồn sẽ đánh từ 3.0 lên 7.5 và giai đoạn 2 sẽ từ 7.5 lên đến 10.0. Nhưng khi tiến lên đến 6.0, diễn biến của thị trường không thật thuận lợi, dường như đã có động thái kìm giá của các “đội lái” và chờ đợi CP điều chỉnh giá do phát hành CP ưu đãi xuống chỉ còn hơn 2.0. Tại mức giá khá hấp dẫn này, CP S. lại có hàng loạt phiên tăng lên đến 3.5. Trong trường hợp này, thay vì xả hàng bằng mọi giá, “đội lái” đã khá bản lĩnh khi ôm lại CP để đánh lên lại và bắn tin ra ngoài sẽ đánh CP trở về mức giá 5.0. Hoặc như trường hợp của một CP nóng trong họ Dầu khí, khi đang được đẩy lên ngon trớn thì thị trường chung điều chỉnh. Thay vì vung tiền ra để đỡ giá CP, “đội lái” CP đã chấp nhận để CP giảm trở lại, chờ khi thị trường đảo chiều mới bung tiền ra để đánh lên tiếp. Điều này một mặt hạn chế được nguồn cung CP ra thị trường, tránh việc giá bị giảm quá sâu; mặt khác, mua 1 triệu CP với giá đáy để đẩy CP lên sẽ hiệu quả hơn so với việc bỏ ra nhiều tiền hơn để đỡ CP với giá cao.
Những cuộc thanh trừng
Mới đây, NĐT đã rỉ tai nhau về một vụ dằn mặt giữa hai CTCK trong việc đánh lên một CP thuộc nhóm ngành bất động sản. Thông thường trước khi đánh lên một CP nào đó, các “đội lái” chuyên nghiệp sẽ phải tìm hiểu rất kỹ lưỡng cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp xem có một “cá mập” ẩn mình nào không. Nếu có, “đội lái” sẽ tiến hành thương lượng với “cá mập” đó để tránh trường hợp bị đánh úp. Thế nhưng có một CTCK đã gom mua CP mà không thương lượng vì tưởng rằng đã mua hết số CP từ đối thủ bán ra. Rốt cuộc, sau khi đánh lên được vài phiên, CTCK này đã bị CTCK đối thủ xả hàng rất mạnh, kèm theo thị trường chung đang diễn biến không thuận lợi, nên CP đã giảm về dưới cả mức giá trung bình mua vào. Một trường hợp khác là tin đồn về việc 4 CTCK liên minh để đánh CP T. tăng giá. Cả 4 CTCK này đã thỏa thuận với một “cá mập” để không bị rơi vào tình trạng xả hàng. Kết quả là CP T. này đã tăng giá được 3 phiên nhưng sang đến phiên thứ tư, một lượng hàng từ “cá mập” kia đã được tung ra ồ ạt và CP T. đã giảm từ mức giá 4.0 xuống dưới 3.0 nên cả 4 CTCK phải ôm hàng. Theo nhận định của giới đầu cơ, các “đội lái” thường có vốn liếng tính bằng nghìn tỷ đồng và được dẫn dắt bởi các “chủ tướng” có số má hẳn hoi. Nhưng hiện nay, với việc số lượng CP tăng lên, các “đội lái” cũng trở nên đa dạng hơn. Hàng loạt doanh nghiệp niêm yết chỉ có vốn hóa 200-300 tỷ đồng, nên một nhóm NĐT cá nhân bỏ tiền ra đã có thể tác động đến giá CP hoặc thâu tóm. Nhiều “đội lái” vì quá hăng máu đã sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ cao để đẩy CP, nhưng khi thị trường chung điều chỉnh, đã phải lãnh quả đắng vì CP bị bán ra sụt giảm thê thảm. Hiện nay một số “đội lái” mới nổi cũng khiến những anh cả kỳ cựu “ngứa mắt” và tất yếu những cuộc dằn mặt đã xảy ra. Một số “đội lái” tân binh mặc dù vốn mỏng nhưng lại thích thể hiện mình nên đã sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ rất lớn để đánh CP, điều này đã tạo ra áp lực cho chính các “đội lái”. Thế mạnh của “đội lái” là tỷ lệ đòn bẩy có thể lên đến 10-15 lần, nắm được điều này các đối thủ khác bằng nhiều cách đã tìm được nguồn hàng cho riêng mình. Sau đó đợi các “đội lái” tân binh say máu đánh CP tăng hỗn được vài phiên sẽ tiến hành xả hàng thật lực. Với nguồn vốn tự có khá mỏng, các “đội lái” tân binh đã không thể chịu nổi cơn lũ xả hàng của các đối thủ. Trong nhiều trường hợp, “đội lái” cũng là tác nhân khiến CP không thể tăng giá được. Nhiều NĐT hễ xem thấy cơ cấu của DN nào có tên của một CTCK là lập tức tránh xa, vì chỉ cần có một “đội lái” khác nhảy vào đánh lên sẽ bị CTCK này đem hàng xả ra hàng loạt.

Theo Thái Ca
Báo Sài Gòn Giải Phóng – Đầu tư tài chính

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

Bản tin T+4 (đề cử tuần 29 từ 19/7 đến 23/7)

TOP 10 CỔ PHIẾU TRIỂN VỌNG NHẤT TUẦN 29 TỪ 19/7 ĐẾN 23/7
1.VMG
2.DST
3.PIT (kỳ vọng một AGC khác là em này)
4.NAG
5.PDC
6.BHC
7.DTT
8.OGC
9.SCD
10.VFC (thứ 2 vào rủi ro cao)

MỘT SỐ CỔ PHIẾU ĐƯỢC ĐỂ CỬ CŨNG CÓ THỂ CÓ LỢI NHUẬN T+4:
11. BLF
12.HLG
13. TV4
14.VC7
15. CAN
16.VCR
17.LM3
18.S96


MỘT SỐ CỔ PHIẾU TUẦN TRƯỚC VẪN CÓ THỂ MUA TIẾP
HDO (14%) DIC (11%) DXV (10%) SHS(7%) NVT(6%) TLC(4%)là những mã có thể giữ lại vì sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới. Ngoài ra CNT(2%) NTB(1%) SHN(1%) cũng có xu hướng tăng điểm mạnh.

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Phương pháp chốt lãi hàng nóng

Đôi khi cầm được hàng nóng trong tay cũng làm bạn mất ăn mất ngủ. Bạn đã biết cách chốt lãi chưa, nếu chưa topic này sẽ có ích đối với bạn.
Xác định thời điểm nên bắt đầu chốt lãi
1. Khi đã đạt kỳ vọng ==> Chốt lãi
2. Khi khối lượng giao dịch tăng đột biến và giá đóng cửa nhỏ hơn giá mở cửa ==> Chốt lãi
3. Khi tin tốt đã ra gần hết ==> Chốt lãi
4. Khi đi đâu, lên diễn đàn nào bạn cũng thấy PR cho cổ phiếu này ==> Chốt lãi
5. Sóng hồi: Khi đã có dấu hiện (2) chắc chắn sẽ có sóng hồi lại từ 1-2 phiên, bạn nên tận dụng ==> Chốt lãi.
Phương pháp thực hiện chốt lãi
B1: Bán thử 20% và quan sát giá cổ phiếu đó biến động như thế nào, nếu giá tiếp tục lên, chờ 1 trong 4 tín hiệu trên, nếu giá xuống thực hiện B2
B2: Bán tiếp 30% nữa, quan sát như B1, nếu giá tiếp tục xuống thực hiện B3
B3: Bán nốt 50% còn lại

Lưu ý:
*Bạn có thể chia thành các B nhỏ cho phù hợp với bạn (ví dụ : 10-20-20-50)..v.v
*Nếu bán xong mà giá tiếp tục lên thì đừng tiếc rẻ vì quan trọng nhất là bạn đã có lãi rồi.

Bản tin T+4 (tổng kết tuần 28)

Trong 24 mã được đề cử tuần trước, chỉ có 2 mã đạt kỳ vọng T+4 (CTC và SRB), không có gì ngạc nhiên phải không các bạn? 28% cho T+4, quá đẹp, tôi vẫn chưa nhìn thấy đỉnh. HDO (14%) DIC (11%) DXV (10%) SHS(7%) NVT(6%) TLC(4%)là những mã có thể giữ lại vì sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới. Ngoài ra CNT(2%) NTB(1%) SHN(1%) cũng có xu hướng tăng điểm mạnh vào tuần sau.
Rất tiếc là SD3(-4%)/SD6(0%) được kỳ vọng rất nhiều thì lại lình xình, thậm chí SD3 thua lỗ tới 4% nếu nhập vào đầu tuần. SSS tăng điểm từ đầu tuần đến thứ 4 nhưng hôm qua và hôm nay lại sụt giảm mạnh, không có lãi và tôi nghĩ không nên giữ lại tuần sau.
Tất cả các mã còn lại đều thua lỗ từ 1-5%. Một tuần khó khăn. 24 mã mà chỉ có thể có được 2 mã đạt kỳ vọng T+4 và gần 10 mã phải đầu tư lâu hơn, còn lại là thua lỗ.
Kiếm tiền không dễ!

--------------------------
1. SHS 2. SHN 3. SD6 4. SD3 5. NVT
6. CTC 7. CNT 8. SSS 9. HDO 10.TMX
11. TYA 12. NTB 13. VKP 14.VTV 15. DXV
16. DIC 17. SJM 18. TLC 19.DLG 20. UIC
21. SRB 22.ALP 23. VHG 24.POT

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Khi HĐQT đăng kí bán cổ phiếu

Theo phân tích cơ bản thông thường, không nên mua những cổ phiếu mà thành viên HĐQT đăng kí bán cổ phiếu số lượng lớn, nhưng điều đó có đúng với thị trường chứng khoán Việt nam? Chưa chắc. Đối với Penny, khi thành viên HĐQT hoặc người thân của họ đăng kí bán cổ phiếu số lượng lớn, thì 95% có nghĩa là cổ phiếu đó đã được đội lái gom xong chuẩn bị đánh lên. Họ đang lướt sóng đó. Họ sẽ bán ra khi giá cao và mua lại khi giá thấp.
Khi các tổ chức đăng kí mua và bán cùng lúc một cổ phiếu cũng đồng nghĩa với việc cổ phiếu đó đang được gom để đánh lên.
Ai đã sáng tạo ra phương pháp phân tích cơ bản định hướng việt nam chưa nhỉ?

Mua mua, bán bán

Chốt lãi rất nhanh, ôm lỗ rất lâu là đặc tính chung của bà con nhỏ lẻ. Bảng điện tử là một trong những nguyên nhân, sự thay đổi cực kỳ ngắn hạn ảnh hưởng lớn đến quyết định dài hạn khi bạn ngồi ngắm bảng điện tử. Tôi thực sự không hiểu tại sao, 95% nhà đầu tư thích bán đi một cổ phiếu vừa có lãi một chút hơn là một cổ phiếu đang thua lỗ trong tài khoản. Tâm lí này cực kỳ sai lầm.
Liệu bạn có thể biết được một cổ phiếu đang xuống giá sẽ xuống tới bao nhiêu? Tương tự như vậy với một cổ phiếu đang lên giá. Vì thế, tư duy sai lầm sẽ cho bạn những lợi nhuận nhỏ và những thua lỗ lớn, chung quy lại là bạn thua lỗ.
Tôi luôn luôn nhìn lại danh mục của mình hàng tuần và nhanh chóng cắt giảm các cổ phiếu thua lỗ, tăng cường những cổ phiếu đang có lãi. Tôi coi hành động này như một bảo hiểm cho danh mục của mình, để những thua lỗ không được ảnh hưởng nhiều đến những quyết định của tôi. Người ta khó thừa nhận một thua lỗ, mặc dù nó hiển nhiên. Càng ngày tôi càng thấm nhuần chân lí, "đầu tư tức là hạn chế tối thiểu thua lỗ". Hãy cắt lỗ thật nhanh và hiện thực hóa lợi nhuận thật chậm.

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

Có một sàn vàng trên sàn ... chứng

Sàn vàng đã chính thức bị đóng cửa từ ngày 30/3 nhưng hiên nay vẫn có một kiểu giao dịch sàn vàng trên sàn chứng. Một số các công ty đi trước thời đại đã cho phép nhà đầu tư VIP giao dịch 1000% số tiền có trong tài khoản. Chủ yếu để phục vụ mục đích chơi T+4, đẹp hơn thì cho vay cổ phiếu để chơi T+2. Khi cổ phiếu về đến tài khoản, có 2 lựa chọn:
1. Nạp thêm tiền nếu muốn giữ lại cổ phiếu
2. Công ty sẽ tự bán, không cần hỏi nếu bạn không nạp thêm tiền.

Lợi thì chưa biết nhưng nhiều bác đã mất nhà mất xe, thị trường thì tràn ngập tiền nóng T+, khó mà tăng bền vững lâu dài.

Thời của Bluechips?

Một câu hỏi lớn đặt ra trong thời điểm này là liệu thực sự đã đến thời của các cổ phiếu Bluechips hay chưa ? Tôi nghĩ là chưa, vì sao?
1. Mức vốn hóa quá lớn của các bluechips
Khối lượng cổ phiếu lưu hành của các Bluechips chiếm gần 74% tổng khối lượng cổ phiếu trên toàn thị trường. Vốn hóa của các Bluechips lên tới 496 ngàn tỉ đồng chiếm 72% tổng vốn hóa toàn thị trường. Thanh khoản ở mức 2000-3000 tỉ đồng toàn thị trường hiện nay kém xa mức thanh khoản tháng 9/10 năm 2009, chủ yếu là dòng tiền nóng, có thể rút đi bất cứ lúc nào nên dù có lúc các công ty chứng khoán lớn và các quỹ nỗ lực tạo đà nhưng những nỗ lực này không kéo dài được lâu.

2. Cơ hội rõ ràng ở các Penny
Các công ty chứng khoán (điển hình là SSI) và các quỹ đầu tư là những đối tượng muốn kéo Bluechips lên nhất, bởi vì họ nắm giữ rất rất nhiều. Bluechips có lên thì lợi nhuận của tự doanh mới khả dĩ được. Nhưng các nhà đầu tư cá nhân nghĩ ngược lại, việc đầu tư vào cổ phiếu nhỏ lại có sức hút hơn. Ngoài việc lướt sóng, nhà đầu tư còn có thể hy vọng ở những khoản lợi nhuận đột biến từ các dự án chưa được công bố. Đó là chưa kể đến lợi thế giá thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh, dễ làm giá tạo sóng của nhóm cổ phiếu nhỏ.

3. Nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Một nguyên nhân nữa làm Bluechips chưa thể lên được là các nhà đầu tư chưa tin tưởng vào triển vọng của kinh tế vĩ mô.
Xét đến tình hình kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng nợ quốc gia tại các nước châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha... đang làm trầm trọng thêm những quan ngại về khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới. Tình hình kinh tế trong nước sẽ không có gì khác biệt so với những dự báo, đánh giá trước đây. Nghĩa là Việt Nam sẽ vẫn tập trung vào việc ổn định vĩ mô và các giải pháp liên quan đến tiền tệ như lãi suất, tỉ giá sẽ vẫn được xây dựng trên cơ sở thận trọng.
Như vậy, nhà đầu tư khó có thể trông đợi vào một sự bứt phá từ những tác động chính sách, mà chỉ có thể kỳ vọng vào chính kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của các công ty lớn sẽ khó có sự đột biến như năm 2009 do các gói hỗ trợ đã được rút bớt, chi phí đầu vào tăng cao hơn, lãi vay ngân hàng cũng cao.

Bao giờ đến thời của Bluechips?
Với đặc thù là nhóm cổ phiếu có khối lượng phát hành nhiều, mức vốn hóa lớn, các Bluechips chỉ có thể bật dậy khi có một dòng tiền lớn đổ vào thị trường. Như vậy trong vòng Quý III chúng ta chỉ có thể kỳ vọng vào những phiên Bull ngắn hạn của Bluechips và các cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính chứng khoán.

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2010

3 nguyên tắc khi chơi hàng nóng?

Nguyên tắc 1: Không tham lam mua quá nhiều trong 1 phiên
Hàng nóng là hàng có đội lái, nó sẽ chỉ tăng mạnh khi đội lái gom đủ hàng, vì vậy nếu có biết tin sớm cực tốt ví dụ: tăng vốn, LN đột biến, giá cp đó quá rẻ và biết rõ mười mươi có đội lái đang gom cũng không được tham lam mua quá nhiều trong một phiên. Ví dụ một mã có 3 triệu CP trôi nổi bên ngoài, mình xúc 500k thì đội lái nó đè đến bao giờ ra bớt hàng ra nó mới đánh lên. Điều này chắc như đinh đóng cột đó ( thông thường nếu một mã hàng giao dịch 5 tỷ một phiên thì chỉ nên múc 300 triệu là nhiều rồi ). Lưu ý là, khi đội lái không đánh lên thì tin tốt hoàn toàn có thể sẽ bị doanh nghiệp ém lại mà không ra tin nữa, có thể họ sẽ đợi sang cả quý sau. (SDH năm ngoái là một ví dụ khi đội lái không gom đủ hàng và không đánh sóng quý 4 và 1/2 LN quý IV 2009 đã bị chuyển sang quý I 2010
Nguyên tắc 2: Không đua tranh bằng mọi giá trong trường hợp hàng nóng đã tăng trần 3 hoặc 4 phiên liên tiếp
Khi đó đội lái sẽ phát hiện lực cầu giá trần từ nhỏ lẻ vào nhiều họ sẽ tranh thủ chốt lời một phần số hàng đó, sau đó buông cho cổ phiếu rơi vài phiên, khi hàng của nhỏ lẻ về tài khoản là lúc phải cắt lỗ hoặc bán hoà.
Nguyên tắc 3: Không ngoan cố giữ hàng nếu có lỡ mua quá nhiều hàng với mức giá cao (kẹp)
Nếu như mong muốn cổ phiếu mình nắm giữ còn tiếp tục lên giá. Nếu lỡ bị kẹp hàng trên đỉnh với khối lượng lớn, khi hàng về tài khoản lựa các bulltrap thoát bớt ra cắt lỗ và chỉ để lại một lượng phù hợp.
Nguyên tắc quan trọng nhất:
Đội lái sợ nhất những NĐT lướt sóng đu bám tàu nhưng lại giải ngân dòng tiền không hợp lý, họ sợ nhất là một NĐT nào đó (hoặc một đội khác) ôm một lượng rất lớn cổ phiếu mà đội lái không biết, khi đang đánh lên, đội lái chưa kịp xả hàng thì đã bị NĐT lớn này xả hàng gây hiệu ứng xả hàng dây chuyền từ các NĐT nhỏ lẻ khác và khi đó đội lái sẽ phải mua hàng giá cao nếu muốn tiếp tục đẩy cổ phiếu lên mốc cao hơn.
Nhà đầu tư nhỏ lẻ lướt sóng như thế nào?
Nhặt hàng túc tắc cùng đội lái, chỉ đua lệnh mua sau khi cho rằng đội lái đã gom đủ hàng và bắt đầu đánh lên, nếu đội lái chưa gom đủ mà tranh mua đua trần là họ sẽ xả hàng đang có trong tay ra với giá cao sau đó các phiên sau sẽ đè gom lại. Thoát hàng ngay khi lợi nhuận đạt kỳ vọng, tuyệt đối không tham vì nếu bị kẹp hàng nóng nó sẽ rớt rất nhanh và mạnh!

Cơ hội lướt sóng?

Trong suốt một tuần qua, thị trường chứng khoán thế giới tăng điểm mạnh mẽ, nhưng VNI vẫn lình xình ở mức 499, hôm nay VNI tăng 0.28%, HNX tăng 0.85%. Theo tôi, đây là một thị trường tuyệt vời để lướt sóng, nếu bạn chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy có những cổ phiếu tăng từ 4% đến 7% mỗi ngày và sẽ còn tăng tiếp. Tại sao ư? bởi vì khi VNI và HNX đạt tới ngưỡng cản 505 và 515 bạn sẽ có cơ hội chốt lãi ở mức 25% đến 40% với những cổ phiếu đó.
Hãy tận dụng cơ hội có một không hai này, tôi nghĩ rằng đó chính là nguyên nhân các quỹ và nhà đầu tư lớn chưa muốn VNI và HNX tăng mạnh. Bạn cũng như vậy chứ?

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010

Bản tin T+4 (đề cử tuần 28)

Đây là 24 mã chứng khoán được bầu chọn trên F319 có thể có lãi sau T+4. Tôi sẽ tổng kết vào thứ 7 của tuần 28. Tôi tin chắc rằng có người thắng và có kẻ thua khi mua những mã này. Dù sao tôi nghĩ việc bầu chọn này cũng có ích hơn là pr một cổ phiếu riêng lẻ nào đó. Tiền là của bạn, bạn sẽ quyết định lãi hay lỗ?

1. SHS 2. SHN 3. SD6 4. SD3 5. NVT
6. CTC 7. CNT 8. SSS 9. HDO 10.TMX
11. TYA 12. NTB 13. VKP 14.VTV 15. DXV
16. DIC 17. SJM 18. TLC 19.DLG 20. UIC
21. SRB 22.ALP 23. VHG 24.POT

Tôi sẽ chọn mã nào ư? 1 trong 8 mã đầu tiên sẽ có khả năng cao. Tôi chọn SD3/SD6 và NVT.

Mua rẻ bán đắt

Ai ai cũng muốn mua rẻ bán đắt, điều này có vẻ đúng trong kinh doanh thông thường, nhưng nó lại ít đúng hơn trong thị trường chứng khoán.
Bạn mua khi giá hạ và mong chờ bán được khi giá tăng, điều này sẽ giết chết bạn nếu chứng khoán đó tiếp tục hạ giá. Bạn có thể chờ, nhưng phải chờ đến bao giờ? Một chứng khoán hạ giá tức là nó có vấn đề hoặc các nhà đầu tư không yêu thích nó nữa.
Đúng hơn sẽ là "Mua khi giá tăng và bán ở mức giá cao hơn". Điều này rất khó làm vì tâm lí chung, ai cũng nghĩ rằng chứng khoán này đã tăng nhiều quá, nó quá đắt so với mức giá 1 tuần trước hay 1 tháng trước. Họ chần chừ, khi chứng khoán đó tăng giá hơn nữa, họ chần chừ hơn nữa. Họ sẽ bỏ lỡ một cơ hội kiếm lời hoặc họ sẽ mua quá muộn khi chứng khoán đó đã lên tới đỉnh!
Vậy vấn đề ở đây là, thời điểm mua chứng khoán, theo tôi đây là điểm mấu chốt giữa lãi và lỗ. Bạn có thể chọn cổ phiếu chính xác, nhưng bạn mua sai thời điểm, tồi tệ nhất là bạn sẽ thua lỗ, tồi tệ không kém là bạn sẽ phải chờ đợi, bạn có đủ kiên nhẫn để chờ đợi không? Nếu có thì bạn kiên nhẫn đến bao giờ? Hầu hết mọi người đều không trả lời được những câu hỏi này.

Những nghịch lí trên thị trường chứng khoán

Tôi rất thấy làm lạ khi giao dịch trên thị trường chứng khoán, 95% nhà đầu tư không tư duy một cách đúng đắn, họ sẵn sàng mua vào một chứng khoán thua lỗ với mục đích trung bình giá xuống và ngồi đợi chứng khoán đó tăng giá, nếu chứng khoán đó sau đó tăng giá thật họ nhanh chóng bán đi với mức giá hòa hoặc lỗ một chút, trong khi đó, nếu chứng khoán ban đầu họ mua tăng giá, thì họ lại sợ sệt mua thêm chứng khoán đó vì nghĩ là nó đã quá đắt.
Chính tư duy kiểu này làm hầu hết các nhà đầu tư thua lỗ, ngoài ra nhiều người còn thích mua những chứng khoán có chỉ số P/E nhỏ, nếu nhìn sơ qua thì điều này đúng, nhưng vấn đề lại là những chứng khoán có chỉ số P/E nhỏ là những chứng khoán không được yêu thích trên thị trường, và nếu chứng khoán này có tăng giá, cũng tăng rất ít và đem lại một lợi nhuận không đáng kể so với những chứng khoán cùng ngành có chỉ số P/E cao hơn.
Một tư duy sai lầm thứ 3 mà nhiều người hay mắc phải là thích mua các chứng khoán đang hạ giá so với giá trước kia mà họ biết, có thể họ nghĩ giá đó đã là quá rẻ và chứng khoán đó không thể hạ giá được nữa, thực tế 99% là chứng khoán đó tiếp tục hạ xuống một mức giá thấp hơn, họ lại phải cắt lỗ hoặc ôm lỗ ngồi chờ.
Có lẽ còn nhiều những nghịch lí nữa mà tôi sẽ đề cập ở những bài viết sau, cũng như những điều xem ra là nghịch lí nhưng lại hợp lí trên thị trường chứng khoán. Điều mà mọi người luôn phải ghi nhớ là "Mọi chứng khoán đều là xấu trừ khi nó tăng giá!"

7 tỷ USD vốn ngoại vào chứng khoán

Riêng 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư gián tiếp chuyển ròng đạt 1,8 tỷ USD.
(Sau 10 năm phát triển, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 30-40 lần, từ mức 0,5% GDP năm đầu tiên lên hơn 40% GDP hiện nay.)

Tổng giá trị danh mục đầu tư của khối ngoại tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đạt khoảng 7 tỷ USD. Riêng 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư gián tiếp chuyển ròng đạt 1,8 tỷ USD.

Tại tọa đàm nhân kỷ niệm 10 năm thị trường chứng khoán Việt Nam do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán phối hợp tổ chức hôm 11/7 ở Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Bằng cho biết mức vốn đầu tư gián tiếp đã được cải thiện đáng kể so với năm ngoái cho dù còn thua xa đỉnh cao 11-12 tỷ USD.

Huy động vốn qua thị trường chứng khoán trong những năm gần đây đạt bình quân hơn 120.000 tỷ đồng mỗi năm, tương đương một phần ba tổng mức đầu tư toàn xã hội.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) tiếp tục duy trì xu hướng thặng dư sau khi bị thâm hụt trong năm 2009. Trong quý II, các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên thị trường chứng khoán khoảng 500 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2010, vốn FII ròng đạt mức thặng dư 1,8 tỷ USD (cùng kỳ năm ngoái vẫn còn thâm hụt 492 triệu USD).

Theo Ngân hàng Nhà nước, vốn FII thặng dư lớn là do đầu năm nay Chính phủ đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế. Nếu loại trừ nguồn trái phiếu này, trong 6 tháng đầu năm các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 800 triệu USD (bao gồm cả thị trường OTC), trong đó riêng quý I là 290 triệu USD.

Cùng với FII, các nguồn thu ngoại tệ khác như giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kiều hối, vay và tài trợ nước ngoài... giúp cán cân vốn 6 tháng đầu năm thặng dư hơn 7 tỷ USD. Vì vậy, xét về tổng thể cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam hiện vẫn thặng dư hơn 3,4 tỷ USD cho dù thâm hụt cán cân vãng lai lên trên 3,57 tỷ USD.

Cắt lỗ là việc khó làm nhưng đôi khi đó là cách để tiếp tục tồn tại

Có con Heo rừng đang ăn đêm trong nương khoai thì bị mắc bẫy. Một chân sau của nó bị vòng bẫy treo lơ lửng khỏi mặt đất, nhưng càng giẫy giụa thì vòng bẫy càng thắt chặt vào.
Trời gần sáng rồi. Bỗng Heo rừng liền giận dữ quay ngoắt đầu lại cắn đứt cái chân sau của nó đang vướng trong bẫy, rồi tập tễnh bước nhanh vào rừng. Một con Thỏ thấy Heo rừng chân cụt đẫm máu, bèn hỏi ra đầu đuôi câu chuyện. Thỏ khen Heo rõ thật là gan.
Heo rừng đáp: "Có gan góc gì đâu, chẳng qua ở lại đó thì sẽ bị giết thịt, thà mất một chân mà được trả lại với rừng có phải hơn không?"

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2010

Chứng khoán thời mất giá!

Trong giờ học, cô giáo hỏi một học sinh: "Bố mẹ em làm nghề gì?"

- Thưa cô, bố mẹ em là nhà đầu tư chứng khoán.

Mới nghe đến đó, cả lớp bỗng nhiên cười ồ lên. Cậu bé mặt đỏ bừng mà không biết tại sao.

Thấy vậy, cô giáo liền nghiêm mặt nói:

- Các em trật tự! Không được chế giễu người nghèo đang gặp hoàn cảnh khó khăn.

Quỹ nước ngoài: Ở lại hay ra đi?

Việc thoái vốn của một quỹ do Indochina Capital quản lý năm ngoái những tưởng đã chìm vào quên lãng, giờ người ta lại hỏi nhau như NAV của quỹ ấy còn bao nhiêu.
Giới quản lý quỹ nước ngoài ở Việt Nam vốn ít gặp gỡ và trao đối thông tin với nhau. Vậy mà những tuần gần đây khác hẳn. Nhân viên, lãnh đạo quỹ lớn, quỹ nhỏ gặp nhau ăn trưa, ăn tối, bàn luận, hỏi thăm tình hình. Việc thoái vốn của một quỹ do Indochma Capital quản lý năm ngoái những tưởng đã chìm vào quên lãng, giờ người ta lại hỏi nhau như NAV (tổng giá trị tài sản ròng) của quỹ ấy còn bao nhiêu đã thanh lý hết mấy cổ phiếu OTC và những khoản đầu tư vào một số công ty tư nhân chưa... Sự chuyến động có phần bất ngờ này bắt nguồn từ khả năng VEIL (Viett nam Enterprise Investments Limited) do Dragon Capital quản lý có thể thoái vốn và ra đi.
Tỷ lệ thanh lý 50/50
Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, không giấu giếm: “Tôi đã bị “quay” bị “nướng cháy” trong các cuộc gặp mặt với các nhà đầu tư của VEIL ở châu âu suốt hơn hai tuần qua” . Các ông chủ của VEIL (NAV đến ngày 18/6/2010 là 416 triệu đô la Mỹ) và hai quỹ lớn khác của Dragon Capital là Vietnam Dragon Fund Limited (NAV 156 triệu đô la Mỹ; Vietnam Growth Fund Limited VGF (NAV 228 triệu đô la Mỹ) đã yêu cầu ban quản lý quỹ phải mua lại chứng chỉ quỹ đến 15% tổng số lưu hành, cơ cấu danh mục đầu tư, giảm phí quản lý hàng năm. “Cả ba đòi hỏi chúng tôi đã và đang tiếp tục thực hiện, nhưng một tỷ lệ nhất định nhà đầu tư vẫn chưa hài lòng, họ muốn thanh lý quỹ. Tôi thực sự không biết điều gì sẽ xảy ra tại đại hội các nhà đầu tư ngày 12/7/2010 ở TPHCM. Tỷ lệ thanh lý và giữ lại quỹ đang là 50/50” - ông Scriven nói. Theo quy định của VEIL, chỉ cần các nhà đầu tư nắm giữ, hoặc được ủy quyền, tối thiểu 25% chứng chỉ quỹ đang lưu hành có mặt là đại hội đồng cổ đông có thể tiến hành họp. Tối thiểu 75% trong tổng số 25% người nắm chứng chỉ có mặt đó biểu quyết thanh lý (tương đương 18,75% tổng số chứng chỉ quỹ) thì số phận của VEIL coi như được định đoạt. Nếu số nhà đầu tư tham gia đại hội nắm giữ tỷ lệ chứng chỉ càng cao, thì tỷ lệ biểu quyết tối thiểu để thanh lý hoặc giữ lại cũng tăng theo. Vấn đề là bao nhiêu nhà đầu tư tham gia đại hội với lượng chứng chỉ quỹ có trong tay như thế nào. Hiện tại khoảng 25% cổ đông của VEIL là ở châu á, tập trung chủ yếu ở Hồng Kông. Một trong số họ như VR Capital muốn thanh lý quỹ. Trong trường hợp các nhà đầu tư châu âu tham dự đại hội đông đảo, thì biểu quyết thanh lý của nhóm cổ đông châu Á gặp trở ngại. Dragon Capital đã liên tục mua vào chứng chỉ quỹ VEIL và VGF từ giữa tháng 6/2010 và việc mua này đã có tác dụng. Mức độ chiết khấu của giá chứng chỉ quỹ VEIL so với NAV trên một chứng chỉ quỹ đã tăng từ -23,5% lên -18,5%, của VGF từ -28,9% lên -18%. Đây là mức chiết khấu tương đối thấp so với các quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Nếu đến ngày đại hội, mức chiết khấu của chứng chỉ hai quỹ trên tăng lên được -10% thì khả năng thanh lý là nhỏ. Điều này phụ thuộc không chỉ vào tiến độ mua lại chứng chi quỹ của Dragon Capital, mà còn phụ thuộc vào biến động của thị trường chứng khoán thế giới.

Những con kền kền
Theo công bố của Edmond de Rothschild ngày 25/6/2010, hiện Việt Nam có 21 quỹ nước ngoài chủ yếu đầu tư vào chứng khoán với tổng giá trị tài sản ròng 2,86 tỉ đô la Mỹ (nhóm 1), bốn quỹ đầu tư vào các công ty tư nhân (private equity) với NAV 360 triệu đô la Mỹ (nhóm 2), năm quỹ đầu tư vào bất động sản với NAV 1,15 tỉ đô la Mỹ (nhóm 3). Các quỹ nhóm 2 và 3 ít chịu áp lực thoái vốn do việc thanh lý các khoản đầu tư bất động sản hoặc tư nhân khá khó khăn, đòi hỏi thời gian dài để tìm người mua. Việc thoái vốn của Indochina Capital Vietnam Holdings năm ngoái là một ví dụ. Sau khi bán gần hết các cổ phiếu niêm yết, NAV của quỹ này tính đến cuối tháng 5/2010 còn 25,7 triệu đô la Mỹ, chủ yếu là cổ phiếu OTC và công ty tư nhân chưa thể chuyển nhượng được (nguồn: ICVH Monthly Fund Update ngày 28/5/2010). Quy mô của các quỹ nhóm 1 rất khác nhau, từ vài triệu, vài chục triệu đến vài trăm triệu đô la Mỹ. Cổ phiếu niêm yết chủ yếu blue-chips, chiếm tỷ lệ áp đảo trong danh mục đầu tư của các quỹ này. Hơn nữa, một số quỹ trong nhóm 1 đang có tỷ lệ chiết khấu giá chứng chỉ cao như DWS Vietnam Fund - 50,7%; Vietnam Equity Holding - 55,9%; Vietnam Infrastructure Ud - 47,7%.... Mức chiết khấu trung bình của chứng chỉ cả 21 quỹ là – 26,5%. So với các nước châu á, mức chiết khấu của các quỹ nước ngoài ở Việt Nam đang cao hơn hẳn. Theo Rothschild, mức chiết khấu của các quỹ ngoại ở Trung Quốc chỉ có -5%; Ấn Độ -5,3%; Hàn Quốc -6,4%; Đài Loan -2,6%. Ngay cả Thái Lan, nơi vừa có những biến động chính trị, mức chiết khấu là -18,4% cũng thấp hơn Việt Nam. Sự suy giảm của chứng khoán quốc tế nói chung, Việt Nam nói riêng là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chiết khấu cao của chứng chỉ các quỹ. Trong cộng đồng đầu tư bên ngoài, đã từ lâu tồn tại những tổ chức đầu tư chuyên đi săn lùng các quỹ có tỷ lệ chiết khấu chứng chỉ cao, gây sức ép thoái vốn để kiểm lời. Giới đầu từ gọi họ là những con chim chuyên đi rỉa xác, hay “những con kền kền”. Và “các con kền kền” đó đang chú ý đến các quỹ nước ngoài ở Việt Nam. Chẳng hạn DWS Vletnam Fund từ mấy tháng nay liên tục mua vào chứng chỉ quỹ của chính họ. Ngày 22/6/2010, DWS mua vào 4,3 triệu chứng chỉ quỹ với giá từ 0,27-0,275 đô la Mỹ/chứng chỉ. Ngày 17/6/2010, DWS mua vào hơn 900.000 chứng chỉ với giá 0,2675 đô la Mỹ/chứng chỉ (mệnh giá là 1 đô la Mỹ/chứng chỉ - NV). NAV của quỹ này đến 30/4/2010 là 269 triệu đô la Mỹ, trong khi vốn hóa thị trường chỉ khoảng 140 triệu đô la Mỹ. Giả sử “những con kền kền” “tấn công” DWS, họ đang có không ít thuận lợi. Trong cơ cấu danh mục đầu tư của DWS hiện có gần 20 triệu đô la Mỹ tiền mặt, 49,5% là cổ phiếu niêm yết tính theo NAV trị giá 133 triệu đô la Mỹ. Riêng tiền mặt và giá trị cổ phiếu niêm yết đã cao hơn mức vốn hóa thị trường của quỹ, chưa kể các khoản đầu tư vào công ty tư nhân , cổ phiếu OTC, thu nhập cố định, trái phiếu và nắm giữ chứng chỉ các quỹ đóng nước ngoài (nguồn:DWS, Monthly Report update ngày 30/4/2010).
Lời Cảnh báo từ WEIL
Các quỹ nước ngoài ở Việt Nam đã nhận thấy nguy cơ bị “kền kền” “tấn công”. Họ đang phòng thủ bằng phương thức mua lại chứng chỉ quỹ, tăng cường “lướt sóng” nhằm cải thiện NAV và nhất là không để quá nhiều tiền mặt trong danh mục. Họ thậm chí mua chứng chỉ quỹ của nhau để tăng tỷ lệ sở hữu nhằm tăng sức bảo vệ, như 3,9% và 2,7% danh mục của DWS là chứng chỉ của VEIL và VGF. Trong bối cảnh đó, việc VEIL ở lại hay ra đi có ý nghĩa quan trọng. Nó không chỉ là một tảng đá ném xuống hồ, sau một vài tuần sóng lại khỏa lấp mặt nước như trường hợp của Indochina Capital. Bởi VEIL là một trong những quỹ nước ngoài đầu tiên còn tồn tại cho đến hôm nay, là quỹ lớn nhất đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, thâm niên và uy tín nhất trong giới quản lý quỹ ở Việt Nam. Nếu VEIL phải thoái vốn thì các quỹ nước ngoài khác sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Tổng giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài tầm trung với vốn 100 triệu đô la Mỹ cho biết quỹ ông vừa huy động thêm được 20 triệu đô la Mỹ, nhưng các cổ đông mới có thể trì hoãn giải ngân để chờ động thái của VEIL. Sự “nhòm ngó” của “những con kền kền” vào VEIL đang là lời cảnh báo cho mô hình quỹ đầu tư ở Việt Nam. Cổ đông của các quỹ đang là những người chịu thiệt hại. Năm 2007, khi VN-Index lên đỉnh 1.170 điểm, NAV của các quỹ tăng cao, các công ty quản lý quỹ đã nhận được hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đô la Mỹ tiền thưởng do sự tăng vọt của NAV. Thế nhưng bây giờ khi NAV xuống dốc, cổ đông là người duy nhất gánh chịu mất mát, các quỹ vẫn thu phí quản lý 2%/năm trên số vốn của quỹ. Ngay cả trong trường hợp VEIL được giữ lại VEIL và các quỹ nước ngoài phải đối mặt với một công cuộc cải tổ sâu rộng, theo đó các công ty quản lý quỹ phải giảm phí quản lý tối đa, làm việc tích cực hơn để tìm kiếm lợi nhuận cho cổ đông. Nếu không, chỉ cần thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc, cổ đông các quỹ có thể lại gây sức ép thanh lý, rút tiền về. Về phía Việt Nam, tổng số tiền các quỹ nước ngoài đã đổ vào nước ta tính theo NAV hiện nay khoảng 4,3 tỉ đô la Mỹ. Đây là số tiền lớn và sự rút lui của nó, nếu có, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, đặc biệt tỷ giá, cán cân thanh toán, thị trường tài chính. Việc có các chính sách thích hợp nhằm điều tiết, giữ chân luồng vốn này lâu dài là cần thiết trong thời điểm hiện nay.